Bài giới thiệu nầy vốn nguyên bản tiếng Pháp do ông Đỗ Long Vân viết cho lần triển lãm tranh sơn dầu Đinh Cường tại Alliance française de Dalat, Noel năm 1965. Sau lại được họa sỹ Bửu Ý chuyển ngữ sang tiếng Việt nhân Triển lãm tranh Đinh Cường tại Trung tâm văn hoá Đức ở Sài Gòn năm 1967. Mây Ngàn xin gửi đến cùng bạn đọc và mạn phép tự đặt nhan đề.
Thời trước, đối với kẻ nào muốn diễn tả lòng mình trung thực mà cởi bỏ gông cùm những lề luật cũ, thật là cả một vấn đề. Ngày nay còn những lề luật nào phải cởi bỏ nữa? Tất cả đã hóa ra dễ dàng thái quá giữa các thời buổi tàn khốc này, thời buổi mà lễ độ bắt con người tru theo loài lang sói, lời thô lỗ là phương tiện để đi tới, cơn điên có vẻ cao giá và thậm chí cách mạng đi mua vui và thêm của cải cho bọn giàu và bắt đói bọn nghèo mà cách mạng làm cho đói mãi thêm. Tranh Đinh Cường, giữa cái bát nháo hư phù ấy, hầu như khiến người kinh ngạc vì vẻ e dè của anh.
Không rực rỡ. Không lạc điệu. Một chất màu ủ và quánh, mà vẫn nhẹ nhàng, và reo ca như vàng kim. Một thứ dạ kim với bao nhiêu hào quang quay trở vào bên trong. Điều này thoạt tiên bắt chán, cuối cùng ta lại đem lòng yêu mến cái e ấp tri quyết ấy, nó có vẻ như không táo gan, nhưng không phải vì thế mà không khổ công chinh phục. Phương chi chỉ cần nhìn Cường làm việc và ta thấy cái đẹp đơn sơ và bóng láng quyến rũ chầm chậm ở tranh anh, không bao giờ Cường đạt được liền ngay lúc đầu, mà nó là kết thúc của nhiều dò dẫm dài hơi, nơi kết liên của ngẫu nhiên và một tiền định nào đó không hiểu. Tranh của anh luôn khởi đi từ trong ánh rực rỡ. Bắt đầu như một vỡ òa của hoa, và hầu như luôn luôn, trở thành đại dương đêm xanh đen, không phải cái đêm cổ tích đẫm máu ám ảnh ký ức bằng kỷ niệm, nhưng là tuổi trẻ của trần gian với hết thảy kho tàng vùi chôn choàng dậy hầu soi tỏ bằng ánh sáng mong manh cái đêm đầu tiên ấy, cũng có thể gọi luôn là buổi lê minh. Vì chưng, đã đến với ta kia, từ cùng thẳm địa cầu, từng đợt sóng, không gian hé mở trong một vỗ cánh ánh thép, những mảnh thủy tinh nhấp nháy, trong khi bên trên vực thẳm, bao thành phố rắp tâm phiêu dạt theo nhau…
Thiên hạ tha hồ phàn nàn tranh Cường không phải là phản ảnh của thời đại. Quả có thế, anh thích thú hiến thân cho trừu tượng. Song, trừu tượng ngày nay là gì, nếu chẳng phải là sự vắng bóng một cõi đời đổ nát trong lòng mình, và để khỏi rơi vào mê sảng, mỗi cá nhân phải dụng tâm chế biến sự vắng bóng kia thành quyền hạn của nó? Trước đây không lâu, người ta đã từng khơi quái vật dậy. Bây giờ chúng ủ rũ trong viện bảo tàng và duy còn lại sự vắng bóng, tinh diệu và vô diện, tư bề đe dọa con người cùng là xô xát con người vào cùng tận tâm can. Ôi! Những thời diễm phúc độ nào trong đó con người vẫn còn có những cái gì để hủy phá! Nay con người buộc lòng dựng nghiệp bằng hoang tàn, bằng đêm, bằng sa mạc. Khổ cho nó là thế, nhưng không gian phơi mở vô tận trước mắt cũng là điều may mắn tối đại mà con người có thể ước mơ. Chúng ta hãy bằng lòng Cường đã bắt lấy dịp may. Bởi cái táo bạo mà cuộc phiêu lưu kia kêu đòi, nó muôn phần nghiêm trọng hơn nhiều thứ điên cuồng xưa cũ của ta. Tuy nhiên, người nghệ sĩ làm ra táo bạo mà chi. Nó giống mọi người nào khác, truy tầm mò mẫm một hòa hợp chính xác giữa những chất liệu khác nhau mà cõi đời đề ra cho nó, và giữa lòng thiên nan vạn nan nơi nó đi tới, đáng ca ngợi thay, Cường đã theo một con đường tắt, dựng nên vài bóng đàn bà. Nghệ thuật của anh lãng xao phong cảnh cùng tĩnh vật và vụt đi từ trừu tượng đến khuôn mặt người với một lối tả chân trang trọng mà anh chiếu rạng bằng thơ. Ở nơi anh, không có mối bận tâm dày vò đường nét, nhưng bên trên lớp xanh nhạt của biển trừu tượng, hốt nhiên gờn gợn nét vẽ tươi non của một hình người khỏa thân. Không đường nét nổi bật. Không bợn xác thịt. Chỉ một hình vẽ không thôi, mà như thế, trong ý tính của nó, nó truyền cảm bằng cái nhẹ nhàng của hư tưởng. Thế nhưng từ hư tưởng, nó cũng có cái hùng vĩ lâu đài và hình đàn bà thẳng người cao lớn kia, dù đang còn hồn nhiên uyển chuyển, đột hiện, trong vẻ trong suốt tinh sương, trên biển lặng, vừa mới tách ra từ không gian vây bọc, tựa hồ khuôn mặt phi nhân tính của hy vọng. Có thể gọi đó là buổi Chào Đời của Vệ Nữ. Mà ngẫm cho cùng, không phải thế sao? Người đàn bà đã chào đời, tôi muốn nói con người, và giờ đây nó cần xây đắp chỗ nương thân. Nhà nghệ sĩ diễn tả thời đại mình làm gì. Nó dựng nên thời đại.
Bửu Ý
Il fut un temps où c’était toute une histoire pour un home qui voulait s’exprimer adéquatement de se défaire du joug des vieilles règles. Quelles règles reste-t-il à défaire aujourd’hui? Tout est devenu trop facile en ces temps atroces où la politesse veut qu’on hurle avec les loups, où l’injure est un moyen de parvenir, où la folie a l’air de se vendre bien et où jusqu’à la révolution amuse et enrichit les riches et affame les pauvres qu’elle laisse toujours plus affamés. La peinture de Dinh Cuong, au milieu de tout ce tintamare frivole, étonne presque par son air de timidité.
Nut éclat. Aucune dissonnance. Une pâte sombre et dense, légère malgré cela, et qui chante comme de l’or. C’est un or nocturne dont toute la lumière est tournée vers l’intérieur. Cela ennuie tout d’abord, et puis l’on finit par aimer cette pudeur obstinée, qui, pour sembler sans audace, n’en est pas moins durement conquise. Il suffit d’ailleurs de regarder Cuong au travail et l’on voit que le charme simple et lisse qui séduit lentement en ses toiles. Jamais Cuong ne l’a atteint du premier coup, mais qu’il est l’aboutissement de longs essais où se conjuguent le hasard et l’on ne sait quelle fatalité. Ses toiles débutent toujours dans l’éclat. Cela commence comme une explosion de fleurs et, presque toujours, cela devient un océan de nuit bleue et noire, non la vieille nuit sanglante qui obsède la mémoire de son souvenir, mais la jeunesse du monde dont tous les trésors enfouis s’ éveillent pour illuminer de leur éclat fragile cette première nuit qui s’appellerait aussi bien l’aurore. Car voilà que du fond de la terre des lueurs nous viennent, que l’ espace s’entr’ouvre dans un envol d’acier, que des cristaux scintillent, tandis qu’au-dessus de l’abîme, des villes en dérive tentent d’aller ensemble.
On reproche volontiers à la peinture de Cuong de ne pas être une image de son temps. Il est vrai qu’il se donne dans l’abstraction avec plaisir. Qu’est-ce c’est pourtant que l’abstraction aujourd’hui, sinon cette absence au coeur d’un monde dévasté, et de laquelle, sous peine de choir dans le délire, il faut que chacun tente de faire son pouvoir? Naguère on en a suscité des monstres. Les monstres maintenant s’ennuient dans les musées et seule demeure l’absense, subtile et sans visage, qui menace l’homme de toute parts et l’assaille jusqu’en son coeur. Ah! Les heureuses époques où l’on avait encore à détruire! Aujourd’hui l’homme doit faire son oeuvre avec des ruines, la nuit, le désert. Cela est son malheur, mais l’espace infiniment ouvert devant lui est aussi la plus grande chance dont il puisse rêver. Sachons gré à Cuong de l’avoir tentée. Car l’audace qu’appelle cette aventure est peut- être infiment plus grave que beaucoup de nos vieilles folies. Un artiste pourtant n’a que faire de paraître audacieux. Il cherche tout comme chacun, et à tâtons, un juste accord entre divers matériaux que lui propose le monde, et au coeur de l’impossible où il est allé, il est admirable que Cuong a tout simple-construit quelques silhouettes de femme. Son art néglige le paysage et la nature morte et passe spontanément de l’abstraction aux figures humaines d’un réalisme grave qu’il éclaire de poésie. Nul souci chez lui de torturer la ligne, mais sur le bleu pâle d’une mer abstraite, soudain fémit le tendre dessin d’un corps nu. Pas de modelé. Nul soupçon de chair. Ce n’est qu’une épure encore, et telle, dans son idéalité, elle émeut avec la douceur du mensonge. Mais du mensonge, elle a aussi la monumentalité et cette grande femme debout, encore qu’infiniment naïve et flexible, surgit, dans sa matinale transparence, sur la mer calme, à peine tirée de l’espace qui l’entoure, comme le visage invraisemblablement humain de l’espoir. On peut appeler cela la Naissance de Vénus. Et à tout prendre, pourquoi pas? La femme est née, je veux dire l’homme, et it lui faut maintenant bâtir sa demeure. Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps. Il le construit.
Đỗ Long Vân